Bên cạnh niềm vui khi được sang nước ngoài học tập, thì nhiều bạn đang trải nghiệm một cuộc sống tự lập "tự nấu, tự ăn".
Đi du học nghĩa là bạn phải tự lập hoàn toàn, không thể suốt ngày mua đồ ăn sẵn trong siêu thị, chi phí thì đắt đỏ nên nhiều bạn không còn cách nào khác là phải tự tay “lăn” vào bếp để nấu. Sau một thời gian “chiến đấu” với cái bếp thì hầu hết những bạn ấy đều cho rằng chuyện nấu ăn không hề đơn giản như mình nghĩ.
Có nhiều bạn lúc còn ở nhà được ba mẹ cưng chiều, chỉ đợi tới giờ là được gọi xuống ăn, ăn xong thì có người rửa chén nên những bạn ấy không biết được để nấu một món này thì cần những gia vị gì, hay nấu như thế nào. Lúc đó bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những món ăn “tự chế” hoặc những món “đặc trưng” riêng của bạn. Nhưng việc tự nấu ăn sẽ đem đến cho bạn những lợi ích bất ngờ. Và sau đây là 7 lợi ích của việc tự nấu ăn của du học sinh, do 1 bạn nữ tại New Zealand chia sẽ.
Đầu tiên và quan trọng nhất không gì hơn ngoài mục tiêu “tiết kiệm là quốc sách”. Đi siêu thị, tự nấu ăn là cách tiết kiệm nhất cho du học sinh. 1 lần đi chợ mua được đồ đủ cho 7-8 ngày (trong đó có 1 ngày nấu cho mấy bạn trong nhà ăn cùng). Cùng chi phí đó nếu ăn ngoài thì được 3-4 bữa.
Thường mình nấu buổi tối, ăn cho tối đó và ngày hôm sau. So với việc mỗi bữa đi bộ ra quán, order rồi đợi thì tự nấu hẳn là tiết kiệm được một cơ số thời gian.
Với những bạn nhạy cảm với bột ngọt và bột nêm thì tự nấu là giải pháp số zách. Muốn nêm cái gì thì nêm.
Với cái đứa bị gọi là “động vật ăn cỏ” như mình, sống ở cái vùng rau đắt hơn thịt thế này thì ăn ở ngoài hàng lúc nào cũng có cảm giác “ sao nhà hàng này giàu dầu mỡ mà nghèo nàn rau thế?”.
Cứ thỏa sức mà sáng tạo, thử và chế món mới vì cuối cùng món ấy kiểu gì cũng sẽ được xử lý gọn gàng bởi đứa nấu. Tự nấu lại được ăn nhiều món chứ không chỉ 1 món như đi ăn hàng.
Nghiêm túc đấy, không đùa đâu (hahaa) từ ngày tự nấu ăn theo style riêng của mình, mình thấy tự tin hơn hẳn vì nếu có ai bảo “sao nấu lạ vây” thì bảo style của tui nó zị đó. Ngày xưa được bạn “siu đầu bếp” nấu cho ăn lúc mới sang, mỗi lần trên lớp có liên hoan, toàn mua đồ làm sẵn đem tới góp, đi đâu ai nấu toàn nhận chân sai vặt, rửa rau, rửa chén. Giờ cũng có cái gọi là “có món tủ lận lưng” nghe có vẻ tự tin và oách hẳn hahaa. Chưa kể tới, nấu xong chụp hình gửi phụ huynh xong, có cảm giác “con đã lớn khôn” chứ không cơm hàng cháo chợ nữa. Phụ huynh cũng yên tâm mà mình cũng có cảm giác “như người lớn” rồi đấy.
Mình may mắn được ở cùng với 1 bạn Kiwi và 1 bạn Hàn Quốc. Thỉnh thoảng lại nấu cho nhau ăn, chia sẻ món này món nọ, học hỏi được những món mới. Mình cực thích món Bibibap của Hàn còn bạn ấy thì lại thích các món nấu có nêm nước mắm của mình. Bạn ấy bảo năm sau sang VN nhất định bạn ấy sẽ thử các món: Bánh xèo, Bánh tráng trộn, gỏi cuốn, cá kho của VN hihi.
Trong lớp cũng toàn các bạn mới sang, ngồi với nhau 1 lúc thì chủ đề “ mua rau, trái cây, thịt cá ở đâu tươi ngon mà rẻ” cũng thành đề tài sôi nổi. Tới lúc đó với kinh nghiệm đi chợ của mình, cũng góp được chút ý kiến, thấy vui vui. Lúc nào nói chuyện với những người không phải người Việt mà đã từng tới VN, luôn có 1 câu hỏi là ” bạn thích món nào nhất ở VN?” Khổ cho cái tâm hồn ăn uống. Thấy người ta gọi đúng tên món VN thôi mà cũng vui lắm rồi.
Nghe ngược đời nhỉ? Nhưng nó có thật đấy. Thay vì đi siêu thị bằng bus hoặc train thì đi “ bằng chân” vừa có cơ hội vận động, vừa bớt cảm thấy có lỗi vì ăn quá nhiệt tình. Tự xoa dịu bản thân “mình có vận động mà, nên lát mình ăn thoải mái 1 xíu chắc cũng ok”. Riêng với mình thì còn có phương châm “ thôi cứ ăn thoải mái đi, bao giờ nửa tạ rồi giảm luôn 1 thể”.
Bởi vậy, tình yêu to bự với thực phẩm nhiều khi là động lực cho rất nhiều các chuyện khác. Vì vậy, đừng ai hỏi em “sao đẹp thế mà vẫn ế nhé” ọc ọc. Vì ngoài việc học, làm thêm, chạy như con thoi chỗ này chỗ kia thì em mới có 1 tình yêu mới đó là nấu và ăn và tạm thời chưa có dung lượng cho những việc khác nhá. Bắt đầu với các món luộc, giờ em ây đã tự tin với các món mặn và xào rồi.
Theo tin cuộc sống
Đi du học nghĩa là bạn phải tự lập hoàn toàn, không thể suốt ngày mua đồ ăn sẵn trong siêu thị, chi phí thì đắt đỏ nên nhiều bạn không còn cách nào khác là phải tự tay “lăn” vào bếp để nấu. Sau một thời gian “chiến đấu” với cái bếp thì hầu hết những bạn ấy đều cho rằng chuyện nấu ăn không hề đơn giản như mình nghĩ.
Có nhiều bạn lúc còn ở nhà được ba mẹ cưng chiều, chỉ đợi tới giờ là được gọi xuống ăn, ăn xong thì có người rửa chén nên những bạn ấy không biết được để nấu một món này thì cần những gia vị gì, hay nấu như thế nào. Lúc đó bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những món ăn “tự chế” hoặc những món “đặc trưng” riêng của bạn. Nhưng việc tự nấu ăn sẽ đem đến cho bạn những lợi ích bất ngờ. Và sau đây là 7 lợi ích của việc tự nấu ăn của du học sinh, do 1 bạn nữ tại New Zealand chia sẽ.
1. Tiết kiệm, tiết kiệm, tiết kiệm (Money)
Đầu tiên và quan trọng nhất không gì hơn ngoài mục tiêu “tiết kiệm là quốc sách”. Đi siêu thị, tự nấu ăn là cách tiết kiệm nhất cho du học sinh. 1 lần đi chợ mua được đồ đủ cho 7-8 ngày (trong đó có 1 ngày nấu cho mấy bạn trong nhà ăn cùng). Cùng chi phí đó nếu ăn ngoài thì được 3-4 bữa.
2. Tiết kiệm thời gian
Thường mình nấu buổi tối, ăn cho tối đó và ngày hôm sau. So với việc mỗi bữa đi bộ ra quán, order rồi đợi thì tự nấu hẳn là tiết kiệm được một cơ số thời gian.
3. An toàn
Với những bạn nhạy cảm với bột ngọt và bột nêm thì tự nấu là giải pháp số zách. Muốn nêm cái gì thì nêm.
4. Ăn theo ý mình
Với cái đứa bị gọi là “động vật ăn cỏ” như mình, sống ở cái vùng rau đắt hơn thịt thế này thì ăn ở ngoài hàng lúc nào cũng có cảm giác “ sao nhà hàng này giàu dầu mỡ mà nghèo nàn rau thế?”.
Cứ thỏa sức mà sáng tạo, thử và chế món mới vì cuối cùng món ấy kiểu gì cũng sẽ được xử lý gọn gàng bởi đứa nấu. Tự nấu lại được ăn nhiều món chứ không chỉ 1 món như đi ăn hàng.
5. Tăng sự tự tin
Nghiêm túc đấy, không đùa đâu (hahaa) từ ngày tự nấu ăn theo style riêng của mình, mình thấy tự tin hơn hẳn vì nếu có ai bảo “sao nấu lạ vây” thì bảo style của tui nó zị đó. Ngày xưa được bạn “siu đầu bếp” nấu cho ăn lúc mới sang, mỗi lần trên lớp có liên hoan, toàn mua đồ làm sẵn đem tới góp, đi đâu ai nấu toàn nhận chân sai vặt, rửa rau, rửa chén. Giờ cũng có cái gọi là “có món tủ lận lưng” nghe có vẻ tự tin và oách hẳn hahaa. Chưa kể tới, nấu xong chụp hình gửi phụ huynh xong, có cảm giác “con đã lớn khôn” chứ không cơm hàng cháo chợ nữa. Phụ huynh cũng yên tâm mà mình cũng có cảm giác “như người lớn” rồi đấy.
6. Cơ hội để giao lưu văn hóa
Mình may mắn được ở cùng với 1 bạn Kiwi và 1 bạn Hàn Quốc. Thỉnh thoảng lại nấu cho nhau ăn, chia sẻ món này món nọ, học hỏi được những món mới. Mình cực thích món Bibibap của Hàn còn bạn ấy thì lại thích các món nấu có nêm nước mắm của mình. Bạn ấy bảo năm sau sang VN nhất định bạn ấy sẽ thử các món: Bánh xèo, Bánh tráng trộn, gỏi cuốn, cá kho của VN hihi.
Trong lớp cũng toàn các bạn mới sang, ngồi với nhau 1 lúc thì chủ đề “ mua rau, trái cây, thịt cá ở đâu tươi ngon mà rẻ” cũng thành đề tài sôi nổi. Tới lúc đó với kinh nghiệm đi chợ của mình, cũng góp được chút ý kiến, thấy vui vui. Lúc nào nói chuyện với những người không phải người Việt mà đã từng tới VN, luôn có 1 câu hỏi là ” bạn thích món nào nhất ở VN?” Khổ cho cái tâm hồn ăn uống. Thấy người ta gọi đúng tên món VN thôi mà cũng vui lắm rồi.
7. Có tác dụng giảm cân hiệu quả
Nghe ngược đời nhỉ? Nhưng nó có thật đấy. Thay vì đi siêu thị bằng bus hoặc train thì đi “ bằng chân” vừa có cơ hội vận động, vừa bớt cảm thấy có lỗi vì ăn quá nhiệt tình. Tự xoa dịu bản thân “mình có vận động mà, nên lát mình ăn thoải mái 1 xíu chắc cũng ok”. Riêng với mình thì còn có phương châm “ thôi cứ ăn thoải mái đi, bao giờ nửa tạ rồi giảm luôn 1 thể”.
Bởi vậy, tình yêu to bự với thực phẩm nhiều khi là động lực cho rất nhiều các chuyện khác. Vì vậy, đừng ai hỏi em “sao đẹp thế mà vẫn ế nhé” ọc ọc. Vì ngoài việc học, làm thêm, chạy như con thoi chỗ này chỗ kia thì em mới có 1 tình yêu mới đó là nấu và ăn và tạm thời chưa có dung lượng cho những việc khác nhá. Bắt đầu với các món luộc, giờ em ây đã tự tin với các món mặn và xào rồi.
Có thể nói rằng tình bạn giữa những du học sinh xích lại gần nhau hơn thông qua những buổi tụ tập cùng nhau nấu ăn, chuyện trò, picnic. Những đứa con trai mà nấu ăn ngon thì càng nhận được sự tán dương từ mọi người, còn con gái thì được khen là đảm đang. Nhiều bạn còn đùa với nhau rằng sau này mà có thất nghiệp thì mình sẽ trở thành đầu bếp.
Theo tin cuộc sống