Các chủ nhiệm khoa của 30 trường dạy kinh doanh hàng đầu đã liệt kê ra các bộ phim họ yêu thích, có yếu tố kinh doanh hoặc chứa đựng một bài học kinh doanh nhất định.
Được biết, đối với Hollywood, thế giới kinh doanh có thể là một chiếc chìa khóa mở ra nhiều câu chuyện. Những nhân vật phản diện và chính diện thể hiện cho chúng ta những bản tính tốt và xấu của con người; và trong quá trình đó, nói cho ta thêm một chút về sự tham lam, cách quản lý và thậm chí là cả chủ nghĩa tư bản.
Với những ai có ý định hoặc đang học tại các trường đào tạo kinh doanh, những bộ phim sắp được nêu dưới đây sẽ là một trong những nguồn tư liệu quí giá.
Danh sách này bao gồm cả những bộ phim cũ và mới, phim tài liệu và hư cấu, phim hài và phim điện ảnh.
1. Gung Ho
- Năm sản xuất: 1986
- Người đề cử: Joseph Thomas, Cornell University’s Johnson Graduate School of Managemet.
Bộ phim được làm tại Nhật Bản này chỉ cho thế giới cách làm sao cho sản phẩm tốt hơn. Bộ phim nói về những xung đột và sự hòa giải dân tộc. Cả hai nền văn hóa đều được cách điệu hóa. Đây là một tác phẩm sâu sắc nhưng cũng hài hước.
2. Norma Rae
- Năm sản xuất: 1979
- Người đề cử: James W., University of North Carolina’s Kenan-Flager Business School
Tài lãnh đạo trong nhiều trường hợp không phải là thứ đi trước.
Rae là một người mẹ độc thân, bỏ qua những khó khăn cá nhân, cố gắng cải thiện điều kiệm làm việc tồi tệ ở nhà máy dệt của mình. Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật của Crystal Lee Sutton, công nhân nhà máy dệt tại
Roanoke Rapids, N.C.
3. Moonstruck
- Năm sản xuất: 1987
- Người đề cử: Paul Danos, Dartmouth College’s Tuck School of Business
Nhân vật Cosmo Castorin luôn có một lời mời chào với những đôi trẻ mới lập gia đình: “Tôi có ba loại ống nước. Loại ống mà bạn đang có hay nói cách khác chính là rác rưởi và bạn có thể thấy nó đưa bạn đi đâu. Loại thứ hai là ống đồng thiếc, thứ khá tốt trừ những lúc nó hỏng. Và cuối cùng là đồng đỏ, thứ mà tôi đang dùng đây. Nó sẽ tốn một chút tiền. Nhưng nó tốn tiền vì nó tiết kiệm tiền cho bạn vào lúc khác.”
4. Patton
- Năm sản xuất: 1970
- Người đề cử: Robert F. Bruner, University of Virginia’s Darden School of Business
Bộ phim khắc họa hình tượng người tướng Mỹ xông xáo trong đại chiến thế giới II. Tài lãnh đạo và những chiến lược của ông đã giúp tạo nên những chiến công lẫy lừng, Nhưng tài trí của ông lại là thứ giết chết ông.
Liệu có là đúng khi nhà lãnh đạo của quân đồng minh lại cách chức của Patton mà lỗi lại là của mình? Bộ phim phản ánh sâu sắc rằng lý trí là thứ tạo nên một nhà lãnh đạo tốt.
5. Herb and Dorothy
- Năm sản xuất: 2008
- Người đề cử: Judy Olian, UCLA Anderson School of Management
Tâm điểm của cái đẹp: cách những phương tiện hiện đại thu thập được một trong những tác phẩm nghệ thuật đương đại của Mỹ.
6. The Secret of My Success
- Năm sản xuất: 1987
- Người đề cử: Bob Dammon, Carnegie Mellon University’s Tepper School of Business
Một bộ phim hài xuất sắc kể về một chàng trai miền tây du lịch tới một thành phố lớn để bắt đầu tương lai của mình.
7. Something Ventured
- Năm sản xuất: 2011
- Người đề cử: Rich Lyons, University of California, Berkeley’s Haas School of Business
Bộ phim xoay quanh lịch sử hình thành Thung Lũng Silicon và ngành công nghiệp VC. Thước phim tài liệu này đã khắc họa một cách xuất sắc hình tượng những người sáng lập của ngành công nghiệp VC. Người ta có cảm giác rằng nếu như thước phim này không được quay vào thời điểm đó, sẽ không có thêm bộ phim nào được quay bằng ngôi thứ nhất như vậy.
8. Man in the Gray Flannel Suit
- Năm sản xuất: 1956
- Người đề cử: Robert F. Bruner, University of Virginia’s Darden School of Business
Dựa vào cuốn sách cùng tên của Sloan Wilson, cuốn sách cũng nên đọc, thước phim kể lại sự phát hiện của “người đàn ông của tổ chức” về những thứ rất đáng giá, đặc biệt là những mối quan hệ và tính toàn vẹn. Câu chuyện là tiếng chuông cảnh tỉnh chống lại nền kinh doanh bảo thủ sau đại chiến thế giới 2.
9. Repo Man
- Năm sản xuất: 1984
- Người đề cử: Thomas W. Giligan, University of Texas, Austin’s McCombs School of Business
Bộ phim nói về các chuyên gia không ngừng theo đuổi mục tiêu thương mại hóa trong một thế giới không rõ ràng về đạo đức và công nghệ.
10. Inside Job
- Năm sản xuất: 2010
- Người đề cử: Judy Olian, UCLA Anderson School of Management Một bộ phim mổ xẻ gây sốc của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng nhất trong lịch sử thập kỷ, vạch ra sự phạm tội của nhiều các tổ chức kinh tế, các cơ quan và nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh.
11. Trading Places
- Người đề cử: Joseph Thomas, Cornell University’s Johnson Graduate School of Management; và Bob Dammon, Carnegie Mellon University’s Tepper School of Business
• Joseph Thomas: "Một trong số các giáo viên ngành tài chính giới thiệu cho mọi người xem bộ phim này sau khi nghiên cứu tương lai và những sự lựa chọn. Nó giúp mọi người suy xét lại những gì mình muốn trong nghề nghiệp và cuộc sống".
• Bob Dammon: "Một bộ phim hài hước về tính tham lam, sự lừa dối, và tính cứu rỗi. Luôn là điều tốt khi cái thiện chiến thắng cái ác".
12. The Wizard of Oz
- Năm sản xuất: 1939
- Người để cử: James W. Dean Jr., University of North Carolina’s Kenan- Flager Business School
Bộ phim cổ điển này giới thiệu hoàn hảo về thời đại công nghiệp ở thành phố Emarald. Sự kết nối tuyệt vời giữa bộ phim này với chiến tranh và ngành kinh doanh là bài phát biểu về sự can đảm của “Cowardly Lion”, trong đó có đoạn: “ Điều gì làm cho Hottentot hấp dẫn như vậy? Thứ gì đã đặt “con tinh tinh” vào trong quả mơ? Họ có gì mà tôi không có?”
13. House of Strangers
- Năm sản xuất: 1949
- Người đề cử: Paul Danos, Dartmouth College’s Tuck School of Business
Bộ phim chỉ ra cho ta thấy cách tài chính vĩ mô được sử dụng trong các khu ổ chuột ở New York trong những năm 1920 và 1930. Sự thành công của ngân hàng của nhân vật Gino Monetti dựa trên sự cho vay mượn tiền chỉ với cái bắt tay. Tuy nhiên “tài sản thế chấp này” không thể nào tranh đấu được với những thứ mới mẻ hơn của các ngân hàng.
14. Animal House
- Năm sản xuất: 1978
- Người đề cử: Thomas W. Gilligan, University of Texas, Austin’s McCombs School of Business
Một trong những bộ phim tài liệu xuất sắc nhất nói về cách xây dựng chương trình huấn luyện quản lý và lãnh đạo
15. The Social Network
- Năm sản xuất: 2010
- Người đề cử: Bob Dammon, Carnegie Mellon University's Tepper School of Business; Judy Olian, UCLA Anderson School of Management; và James W. Dean Jr., University of North Carolina's Kenan-Flager Business School.
• Bob Dammon: "Một cái nhìn thời đại về sự khởi đầu của Facebook và phương tiện truyền thông. Câu chuyện phản ánh cả sức mạnh và lợi nhuận của những ý kiến sáng tạo, cũng như những thách thức trong thế giới kinh doanh".
Được biết, đối với Hollywood, thế giới kinh doanh có thể là một chiếc chìa khóa mở ra nhiều câu chuyện. Những nhân vật phản diện và chính diện thể hiện cho chúng ta những bản tính tốt và xấu của con người; và trong quá trình đó, nói cho ta thêm một chút về sự tham lam, cách quản lý và thậm chí là cả chủ nghĩa tư bản.
Với những ai có ý định hoặc đang học tại các trường đào tạo kinh doanh, những bộ phim sắp được nêu dưới đây sẽ là một trong những nguồn tư liệu quí giá.
Danh sách này bao gồm cả những bộ phim cũ và mới, phim tài liệu và hư cấu, phim hài và phim điện ảnh.
1. Gung Ho
- Năm sản xuất: 1986
- Người đề cử: Joseph Thomas, Cornell University’s Johnson Graduate School of Managemet.
Bộ phim được làm tại Nhật Bản này chỉ cho thế giới cách làm sao cho sản phẩm tốt hơn. Bộ phim nói về những xung đột và sự hòa giải dân tộc. Cả hai nền văn hóa đều được cách điệu hóa. Đây là một tác phẩm sâu sắc nhưng cũng hài hước.
2. Norma Rae
- Năm sản xuất: 1979
- Người đề cử: James W., University of North Carolina’s Kenan-Flager Business School
Tài lãnh đạo trong nhiều trường hợp không phải là thứ đi trước.
Rae là một người mẹ độc thân, bỏ qua những khó khăn cá nhân, cố gắng cải thiện điều kiệm làm việc tồi tệ ở nhà máy dệt của mình. Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật của Crystal Lee Sutton, công nhân nhà máy dệt tại
Roanoke Rapids, N.C.
3. Moonstruck
- Năm sản xuất: 1987
- Người đề cử: Paul Danos, Dartmouth College’s Tuck School of Business
Nhân vật Cosmo Castorin luôn có một lời mời chào với những đôi trẻ mới lập gia đình: “Tôi có ba loại ống nước. Loại ống mà bạn đang có hay nói cách khác chính là rác rưởi và bạn có thể thấy nó đưa bạn đi đâu. Loại thứ hai là ống đồng thiếc, thứ khá tốt trừ những lúc nó hỏng. Và cuối cùng là đồng đỏ, thứ mà tôi đang dùng đây. Nó sẽ tốn một chút tiền. Nhưng nó tốn tiền vì nó tiết kiệm tiền cho bạn vào lúc khác.”
4. Patton
- Năm sản xuất: 1970
- Người đề cử: Robert F. Bruner, University of Virginia’s Darden School of Business
Bộ phim khắc họa hình tượng người tướng Mỹ xông xáo trong đại chiến thế giới II. Tài lãnh đạo và những chiến lược của ông đã giúp tạo nên những chiến công lẫy lừng, Nhưng tài trí của ông lại là thứ giết chết ông.
Liệu có là đúng khi nhà lãnh đạo của quân đồng minh lại cách chức của Patton mà lỗi lại là của mình? Bộ phim phản ánh sâu sắc rằng lý trí là thứ tạo nên một nhà lãnh đạo tốt.
5. Herb and Dorothy
- Năm sản xuất: 2008
- Người đề cử: Judy Olian, UCLA Anderson School of Management
Tâm điểm của cái đẹp: cách những phương tiện hiện đại thu thập được một trong những tác phẩm nghệ thuật đương đại của Mỹ.
6. The Secret of My Success
- Năm sản xuất: 1987
- Người đề cử: Bob Dammon, Carnegie Mellon University’s Tepper School of Business
Một bộ phim hài xuất sắc kể về một chàng trai miền tây du lịch tới một thành phố lớn để bắt đầu tương lai của mình.
7. Something Ventured
- Năm sản xuất: 2011
- Người đề cử: Rich Lyons, University of California, Berkeley’s Haas School of Business
Bộ phim xoay quanh lịch sử hình thành Thung Lũng Silicon và ngành công nghiệp VC. Thước phim tài liệu này đã khắc họa một cách xuất sắc hình tượng những người sáng lập của ngành công nghiệp VC. Người ta có cảm giác rằng nếu như thước phim này không được quay vào thời điểm đó, sẽ không có thêm bộ phim nào được quay bằng ngôi thứ nhất như vậy.
8. Man in the Gray Flannel Suit
- Năm sản xuất: 1956
- Người đề cử: Robert F. Bruner, University of Virginia’s Darden School of Business
Dựa vào cuốn sách cùng tên của Sloan Wilson, cuốn sách cũng nên đọc, thước phim kể lại sự phát hiện của “người đàn ông của tổ chức” về những thứ rất đáng giá, đặc biệt là những mối quan hệ và tính toàn vẹn. Câu chuyện là tiếng chuông cảnh tỉnh chống lại nền kinh doanh bảo thủ sau đại chiến thế giới 2.
9. Repo Man
- Năm sản xuất: 1984
- Người đề cử: Thomas W. Giligan, University of Texas, Austin’s McCombs School of Business
Bộ phim nói về các chuyên gia không ngừng theo đuổi mục tiêu thương mại hóa trong một thế giới không rõ ràng về đạo đức và công nghệ.
10. Inside Job
- Năm sản xuất: 2010
- Người đề cử: Judy Olian, UCLA Anderson School of Management Một bộ phim mổ xẻ gây sốc của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng nhất trong lịch sử thập kỷ, vạch ra sự phạm tội của nhiều các tổ chức kinh tế, các cơ quan và nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh.
11. Trading Places
- Người đề cử: Joseph Thomas, Cornell University’s Johnson Graduate School of Management; và Bob Dammon, Carnegie Mellon University’s Tepper School of Business
• Joseph Thomas: "Một trong số các giáo viên ngành tài chính giới thiệu cho mọi người xem bộ phim này sau khi nghiên cứu tương lai và những sự lựa chọn. Nó giúp mọi người suy xét lại những gì mình muốn trong nghề nghiệp và cuộc sống".
• Bob Dammon: "Một bộ phim hài hước về tính tham lam, sự lừa dối, và tính cứu rỗi. Luôn là điều tốt khi cái thiện chiến thắng cái ác".
12. The Wizard of Oz
- Năm sản xuất: 1939
- Người để cử: James W. Dean Jr., University of North Carolina’s Kenan- Flager Business School
Bộ phim cổ điển này giới thiệu hoàn hảo về thời đại công nghiệp ở thành phố Emarald. Sự kết nối tuyệt vời giữa bộ phim này với chiến tranh và ngành kinh doanh là bài phát biểu về sự can đảm của “Cowardly Lion”, trong đó có đoạn: “ Điều gì làm cho Hottentot hấp dẫn như vậy? Thứ gì đã đặt “con tinh tinh” vào trong quả mơ? Họ có gì mà tôi không có?”
13. House of Strangers
- Năm sản xuất: 1949
- Người đề cử: Paul Danos, Dartmouth College’s Tuck School of Business
Bộ phim chỉ ra cho ta thấy cách tài chính vĩ mô được sử dụng trong các khu ổ chuột ở New York trong những năm 1920 và 1930. Sự thành công của ngân hàng của nhân vật Gino Monetti dựa trên sự cho vay mượn tiền chỉ với cái bắt tay. Tuy nhiên “tài sản thế chấp này” không thể nào tranh đấu được với những thứ mới mẻ hơn của các ngân hàng.
14. Animal House
- Năm sản xuất: 1978
- Người đề cử: Thomas W. Gilligan, University of Texas, Austin’s McCombs School of Business
Một trong những bộ phim tài liệu xuất sắc nhất nói về cách xây dựng chương trình huấn luyện quản lý và lãnh đạo
15. The Social Network
- Năm sản xuất: 2010
- Người đề cử: Bob Dammon, Carnegie Mellon University's Tepper School of Business; Judy Olian, UCLA Anderson School of Management; và James W. Dean Jr., University of North Carolina's Kenan-Flager Business School.
• Bob Dammon: "Một cái nhìn thời đại về sự khởi đầu của Facebook và phương tiện truyền thông. Câu chuyện phản ánh cả sức mạnh và lợi nhuận của những ý kiến sáng tạo, cũng như những thách thức trong thế giới kinh doanh".
"Hãy để bạn bè ở gần mình và để kẻ thù còn ở gần mình hơn nữa!
16. The Godfather
- Năm sản xuất: 1970
- Người đề cử: Paul Danos, Dartmouth College’s Tuck School of Business; và Robert F. Bruner, University of Virginia’s Darden School of Business
+ Paul Danos: "Nhân vật Michael Corleone để phá hoại lòng trung thành của người trung úy đã nói: “Tessio thông minh hơn nhiều”. Điều đó nói lên rằng hắn không thấy ngạc nhiên khi thấy Tessio là người đầu tiên ngả về phe của thủ lĩnh mới".
+ Robert F. Bruner: "Đây là bộ phim được đánh giá rất cao trong số những bộ phim được trình chiếu. Các học sinh ngành kinh doanh nên bộ phim này để học hỏi thêm những giá trị của văn hóa Mỹ. Tôi sử dụng nó như một bài học cho sinh viên của mình để họ hiểu được những nhân cách của con người. Trong một cảnh phim, một nhân vật đã nói: “Đây là chuyện kinh doanh chứ không phải chuyện cá nhân” – hàm ý nói đến việc giết người".
Liệu chúng ta có nên tách biệt những giá trị của con người với công việc mình làm? Không. Kinh doanh luôn là chuyện cá nhân.
17. Wall Street
- Năm sản xuất: 1987
- Người đề cử: Bob Dammon, Carnegie Mellon University’s Tepper School of Business
Đối với tôi, bộ phim là câu chuyện xoay quanh nhân vật Charlie Sheen, người bị giằng xé bởi đạo đức và và luân thường đạo lý, những thứ mà người cha của anh luôn mong chờ ở anh. Đồng thời bộ phim là bài học về sự quyến rũ của quyền lực và của cải.
18. 12 Angry Men
- Năm sản xuất: 1957
- Người đề cử: Joseph Thomas, Cornell University’s Johnson Graduate
School of Management
Thực sự bộ phim này không hẳn nói về việc kinh doanh nhưng nó lại dạy ta một cách xuất sắc về việc đưa ra những quyết định, về sự đồng tâm, về sức thuyết phục và những cạm bẫy trong kinh doanh. Trong nhiều năm liền, bộ phim này luôn được sử dụng trong mỗi khóa học của chúng tôi tại trường Johnson.
19. Up in the Air
- Năm sản xuất: 2009
- Người đề cử: Judy Olian, UCLA Anderson School of Management
Nhắc nhở những nhà lãnh đạo rằng các công ty, tổ chức – không quan trọng chúng tiên tiến và được máy móc hóa bao nhiêu – vẫn luôn là vì con người chứ không phải vì những vật khác.
20. Tunes of Glory
- Năm sản xuất: 1960
- Người đề cử: Robert F. Bruner, University of Virginia’s Darden School of Business
Bộ phim kể về một nhà lãnh đạo mới lên nắm quyền một nhóm quân đội nhưng lại thất bại khi không thể lấy lòng được những người dưới quyền.
Bộ phim là một bài học tốt về tài lãnh đạo.
21. Barbarians at the Gate
- Năm sản xuất: 1993
- Người đề cử: Bob Dammon, Carnegie Mellon University’s Tepper School of Business. Một câu chuyện thú vị tài lãnh đạo trên chiến trường của RJR Nabisco
22. Risky Business
- Năm sản xuất: 1983
- Người đề cử: Thomas W. Gilligan, University of Texas, Austin’s McCombs School of Business
Bộ phim xoay quanh việc một doanh nghiệp trẻ sáng tạo phát hiện ra lợi nhuận và những cạm bẫy của sự phát triển kinh doanh
23. Citizen Kane
- Năm sản xuất: 1941
- Người đề cử: Paul Danos, Dartmouth College’s Tuck School of Business; và James W. Dean Jr., University of North Carolina’s Kenan-Flager Business School
+ Paul Danos: "Khung cảnh buổi dạ tiệc với những nữ vũ công, bạn nhạc kết thúc bằng “The Charlie Kane Song” là một cảnh thú vị bởi người lãnh đạo bị đả kích trong khi giám đốc điều hành Kane lại hòa vào cùng với ban nhạc và cho người ta thấy bản chất thật con người anh".
+ James W. Dean Jr: "Bộ phim là câu chuyện có thật dựa trên cuộc đời của William Randolph Hearst, người đã có công việc kinh doanh thành công dựa trên sự bồi thường của bố mẹ ông do đã bỏ rơi ông. Được ra mắt năm 1941 nhưng bộ phim vẫn được coi là mộ trong những bộ phim kinh điển của Mỹ".
24. It’s a Wonderful Life
- Năm sản xuất: 1946
- Người đề cử: Joseph Thomas, Cornell University’s Johnson Graduate School of Management; và Paul Danos, Dartmouth College’s Tuck School of Business
+ Joseph Thomas: "Dù đoạn cuối phim có đôi chút ngớ ngẩn nhưng bộ phim đã cho ta thấy kinh doanh có thể là động lực tốt để phát triển thế giới".
25. Other People’s Money
- Năm sản xuất: 1991
- Người đề cử: Thomas W.Gilligan, University of Texas, Austin’s McCombs School of Business
Bộ phim hài lãng mạn nhưng đồng thời lại chỉ ra những ưu điểm của thị trường kinh doanh
26. A Small Act
- Năm sản xuất: 2010
- Người đề cử: Judy Olian, UCLA Anderson School of Management
Một sự thể hiện xuất sắc về cách một hành động cá nhân, dù nhỏ thôi cũng có thể đạt được những thành tựu lớn.
27. A Christmas Carol
- Năm sản xuất: 1984
- Người đề cử: James W. Dean Jr., University of North Carolina’s Kenan - Flager Business School.
Dựa trên cuốn tiểu thuyết của Charles Dicken, bộ phim đưa ra một câu hỏi cơ bản: Kinh doanh là gì? Liệu nó có đơn giản chỉ là lợi nhuận hay là những mục đích khác lớn lao hơn? Và Marley đã cho chúng ta biết câu trả lời: “Nhân loại là công việc kinh doanh của tôi. Phúc lợi của họ là công việc của tôi”.
28. Working Girl
- Năm sản xuất: 1988
- Người đề cử: Robert F. Bruner, University of Virginia’s Darden School of Business
Bộ phim nói về Horatio Alger, hình tượng một con người nhỏ bé tạo nên câu chuyện thú vị. Trong trường hợp này, đó là một người phụ nữ làm nghề thư kí, một con người vì công việc. Bài học từ bộ phim này là sự quan trọng của tính toàn vẹn và tính xác thực.
29. Invictus
- Năm sản xuất: 2009
- Người đề cử: Judy Olian, UCLA Anderson School of Management
Bản chất của tài lãnh đạo và những thứ mà tài lãnh đạo giúp ta đạt được!
30. Too Big to Fail
- Năm sản xuất: 2011
- Người đề cử: Joseph Thomas, Cornell University’s Johnson Graduate School of Management; và Thomas W. Gilligan, University of Texas, Austin’s McCombs School of Business
+ Joseph Thomas: "Chủ đề của bộ phim này cũng là vấn nạn lớn của thế giới. Bộ phim được xây dựng một cách hoàn hảo dù nó có bỏ qua lỗi lầm của một số người có ảnh hưởng xấu".
+ Thomas W. Gilligan: "Câu chuyện về sự nguy hiểm của chủ nghĩa tư bản trong kinh doanh".
Theo Báo Giáo Dục