Breaking

Cho vay thì đứng, đời nợ thì quỳ...

Đọc xong 2 câu chuyện này chắc là từ nay không còn ai muốn cho vay nữa quá. Khổ lắm, mình cũng bị rồi, lúc cho vay thì "đứng trên cao", lúc đòi nợ thì "quỳ xuống dưới". Bởi vậy đọc xong đồng cảm dữ lắm. Đọc đi rồi lấy kinh nghiệm ra đời nha mọi người.



1. Khi bạn bè vay mượn, không phải lúc nào mọi chuyện cũng là có vay có trả. Rất nhiều người đã bị bạn lợi dụng vay tiền, để rồi khoản tiền cho vay nhanh chóng thành “nợ xấu” và là lưỡi dao cắt phăng tình bạn giữa 2 người.

Chị Thanh Huyền (28 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội) thu nhập khá, có chút tiền dành dụm nên khi bạn bè gặp khó khăn về tiền bạc, ai ngỏ lời vay mượn là chị cũng cho vay. Số tiền mỗi người vay mỗi khác, người thì dăm trăm, người thì đôi ba triệu. Đa số những người bạn vay tiền của chị đều hoàn trả lại số tiền đã vay, nhưng cũng có một số người đã bị chị “cạch mặt” vì quỵt nợ.

Chị Huyền nhớ nhất là lần cho một bạn cũ từng ngồi cùng bàn hồi học cấp 3 vay tiền.

Hai người từng là bạn bè khá tốt nhưng sau khi lên đại học thì ít liên lạc. Một buổi sáng, khi đang ở phòng trọ, chị Huyền nhận được cuộc gọi của cô bạn kia với giọng điệu gấp gáp, hốt hoảng: “Thằng cu nhà tớ nhập viện Nhi một tuần mà chi phí điều trị đã hết 30 triệu rồi. Nói thật hai vợ chồng tớ bây giờ không còn đồng nào cả, đành phải muối mặt gọi điện hỏi vay bạn bè, được ít nào hay ít nấy. Lo xong việc chữa trị cho bé rồi vợ chồng tớ sẽ tính cách để trả dần”.

Thời điểm đó chị Huyền mới gửi hết tiền tiết kiệm về quê cho bố mẹ xây nhà, tiền bạc của chị giai đoạn này cũng khó khăn. Thế nhưng thấy việc chạy chữa bệnh tật cho cháu bé là khẩn cấp, chị Huyền cho người bạn này vay 1 triệu đồng, đúng như số tiền người bạn này đề nghị.

“Lúc đến đầu ngõ nhà tôi lấy tiền, L. (tên người bạn) tỏ ra rất vội vã vì bảo là thằng cu ở trong bệnh viện đang không có ai chăm. Tôi cũng chỉ biết thêm được là cháu bị sốt vi rút nặng, cả nhà đang phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi mượn tiền. Tôi ngỏ ý muốn qua chơi với cháu, L. cứ viện lý do nọ kia để từ chối, lúc này tôi đã thấy có gì đó không ổn rồi”, chị Huyền kể.

Khoảng 2 tuần sau, chị Huyền gọi điện cho L. để hỏi thăm tình trạng sức khỏe của cháu bé thì giật mình khi nghe đầu dây bên kia hỏi: “Ai đấy?”. Khi biết người gọi là chị Huyền, chị Huyền chưa kịp nói gì thì cô bạn đã nói liên hồi, khất chuyện trả nợ. Khoảng nửa năm sau, chị Huyền gọi để nhắc về số nợ, L. tiếp tục khất lần khất lượt. Rồi đáp lại những cuộc điện thoại sau đó của chị Huyền chỉ là những tiếng tút tút dài, nhắn tin cũng không thấy hồi âm.

“Bẵng đi hơn 1 năm, tôi về quê đi đám cưới gặp lại hội bạn cấp 3. Khi mọi người vô tình nhắc đến L., tôi kể lại chuyện vay tiền thì mới ngã ngửa biết rằng, dạo đó rất nhiều bạn trong lớp cũng nhận được điện thoại vay tiền của L. Nhưng với mỗi người L. lại đưa ra lý do khác nhau, nào là ngã xe, nào là mua xe mới thiếu tiền, có người L. cũng bảo là do con ốm… Nhờ buổi nói chuyện hôm đó, mọi người mới biết là L. lừa lọc đến thế nào. Tôi thầm nghĩ, ngần ấy tiền để đổi lấy một người bạn thật đúng là rẻ mạt”, chị Huyền ngao ngán.




=>BÀI HỌC: Cho vay là ý tốt nhưng cũng có khi cần xác thực trước tất cả thông tin được đưa từ người khcá. Không phải là nghi ngờ, mất lòng tin đối với người khác mà là xác nhận để bản thân yên tâm và để giữ uy tín cũng như thể diện cho người vay mượn tiền. Người đi vay cũng vậy, có thể tạo lòng tin cho người khác bằng cách viết đơn, nhắn tin làm bằng chứng khi mượn để người ta yên tâm và cũng để bảo đảm với người khác hoàn cảnh của mình là có thật và đang cần sự giúp đỡ như thế nào.


2. Đồng tiền đi liền sự vô ơn: Lúc cần thì người ta tôn mình lên trên để nhận được sự giúp đỡ, hết hoạn nạn thì tránh mặt làm lơ

Chị Thu Mai (Ba Đình, Hà Nội) 5 năm trước cũng có một kinh nghiệm đau thương vì cho một bạn đại học mượn tiền. Ngày ấy gia cảnh người bạn này khó khăn, mẹ nhập viện điều trị bệnh suy thận. Chị Mai khi đó cũng chỉ là đứa sinh viên vừa mới ra trường, công việc chưa ổn định, thu nhập bấp bênh nhưng khi được bạn hỏi vay, thương bạn quá nên chị vẫn dốc sạch túi, có 2.500.000 đồng thì cho bạn vay 2.000.000 đồng.

“Gần 1 năm sau, tôi có gặp lại người bạn này mấy lần nhưng không thấy bạn đả động gì đến chuyện vay mượn trước kia, tôi thì ngại nên cũng không hỏi gì. Có lần tôi đánh liều nhắn tin nhắc bạn chuyện trả nợ thì không thấy bạn hồi âm. Tôi nghĩ người bạn ấy có thể vẫn còn khó khăn nên mới không trả được số tiền đó. Nhưng chẳng thà bạn cứ nói thẳng ra để tôi hiểu và cảm thông, có khi tôi cũng chẳng đòi tiền nữa. Đằng này sau đó bạn không nghe điện thoại của tôi, nhắn tin không đáp, không còn thấy bạn tham gia các buổi họp lớp nữa, có lẽ là do muốn tránh mặt tôi. Có lần vô tình đi mua hoa quả thì gặp bạn đang đứng mua đồ ăn, vừa kịp chào nhau 1 câu, quay qua trả tiền người bán hoa quả, quay lại đã thấy bạn phóng xe đi mất”, chị Mai kể.

Theo chị Mai, số tiền đó đối với chị giờ đây không còn quan trọng, chị không tiếc tiền mà tiếc một tình bạn chỉ vì tiền đã trở nên sứt mẻ. Chị chia sẻ: “Cứ nghĩ lại về chuyện vay mượn đó là tôi lại thấy giận người bạn này vô cùng. Mình chìa tay ra giúp đỡ bạn lúc khó khăn thế nhưng cái kết nhận được lại quá chua chát. Tôi không cần bạn phải trả ơn, nhưng ít ra bạn cũng đừng vô ơn như thế”.

BÀI HỌC: Người cho vay chưa chắc đã giàu có và dư dả như bạn nghĩ, vả lại việc cho bạn vay tiền không phải là nghĩa vụ của họ. Họ cho mượn tức là họ coi bạn quý hơn cả tiền bạc, cho nên nếu không thể trả thì cứ nói thẳng và cho 1 thời gian cụ thể hứa hẹn bao giờ bạn mới có khả năng để trả. Như vậy mới bảo toàn mối QH; người cho vay cũng an tâm mà người đi vay cũng không phải trốn chui trốn nhũi.

Có thể thấy chuyện bạn bè gặp khó khăn rồi vay mượn nhau là không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi cho vay tiền, điều quan trọng nhất là xác định được rõ mối QH giữa mình và người đi vay. Nếu là bạn thân đã hiểu rõ tính nhau, đủ tin tưởng thì có thể thoải mái cho nhau vay mượn. Khả năng bạn thân lâu năm trở mặt vì tiền bạc xác suất sẽ ít hơn việc bị những bạn quen sơ sơ hoặc quá lâu không gặp mặt, liên lạc quỵt nợ.
Tuy nhiên, dù có thân đến đâu, khi vay các khoản tiền lớn thì vẫn nên viết giấy xác nhận. Còn với những người bạn chỉ quen biết bình thường, ít tiếp xúc, khi được hỏi vay tiền thì nên tìm ra các lý do phù hợp để khéo léo từ chối, tránh tình cảnh “đứng cho vay, quỳ đòi nợ”.
Previous Post Next Post

Rao vặt New Zealand

Thông tin Rao Vặt Người Việt tại New Zealand.

Tạo tài khoản ngay